Những năm qua, khu du lịch sinh thái Suối Hoa hay làng Toom Sara là điểm nhấn du lịch sinh thái nổi tiếng cánh tây của TP. Đà Nẵng. Nơi đây sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều lễ hội đặc sắc, đa dạng các làng nghề cũng như công trình kiến trúc cổ, nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của người Cơ Tu đang sinh sống. Vậy hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khám phá làng Toom Sara của 59T trong bài viết sau nhé!
Khu du lịch sinh thái Suối Hoa (Toom Sara) tọa lạc ở độ cao 500m so với mặt nước biển, cách trung tâm TP. Đà Nẵng 30km về phía tây, nằm trên Quốc lộ 14G - con đường huyết mạch giao thông từ TP.Đà Nẵng đến các huyện miền núi Quảng Nam. Cách trung tâm Đà Nẵng hơn 50km về phía Tây, làng Cơ Tu nằm nép mình dưới những núi đá, những tán lá rừng, bên những khe suối róc rách rực rỡ các loại hoa rừng. Trong tiếng Cơ Tu, “toom” nghĩa là suối, “sara” là tên 1 loài hoa. Đây là vùng đất lâu đời của người Cơ Tu ở Hòa Phú. Ngôi làng chỉ có 30 hộ với hơn 100 nhân khẩu, gồm người Cơ Tu ở huyện Đông Giang (Quảng Nam) và ở xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng)
Nằm ở vị trí phía Tây thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang có kết nối giao thông thuận lợi, gần với điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Hội An và Mỹ Sơn (Quảng Nam). Vậy nên trên cung đường du lịch Huế - Đà Nẵng - Hội An bạn đừng quên ghé thăm làng Toom Sara nhé. Nếu di chuyển từ Hội An bạn có thể chọn thuê xe có tài xế hoặc thuê xe ghép tại 59T đi Đà Nẵng với giá rẻ, chất lượng ngay cả trong mùa du lịch cao điểm.
>>>Tham khảo thêm: Xe Hội An đi Đà Nẵng giá rẻ, an toàn, chất lượng 59T
Toom Sara được các nghệ nhân người Cơ tu ở địa phương phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống, với 1 nhà Gươl và nhiều nhà Moong xung quanh
Không gian bên trong nhà gươl và các nhà moong đều được xây dựng nguyên bản như nhiều nhà truyền thống khác của người Cơ Tu. Xung quanh làng đặt những bức tượng gỗ được điêu khắc tỉ mỉ, mô tả hình ảnh đời sống sinh hoạt của người Cơ Tu như: Điệu múa tung tung-da dá, con ma rừng, con trâu…
Nhà Gươl
Nhà Gươl là trung tâm sinh hoạt của cả buôn làng, là linh hồn và biểu tượng văn hóa của người Cơ tu. Theo ông A Lăng Đợi - già làng ở Toom Sara, các nghệ nhân và thanh niên đã bỏ công sức phục dựng lại nhà Gươl tại đây từ ngôi nhà Gươl lâu đời ở thôn Arơh (xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).
Cây nêu (x’nur)
Khoảng sân trước nhà gươl có dựng cây nêu (x’nur), đây là vật linh thiêng của người Cơ Tu, mang ý nghĩa kết nối với tổ tiên, thần linh, cầu cho cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa.
Nhà moong
Những mái nhà moong nằm quây quần, được đặt theo tên của nghệ nhân đã làm ra chúng. Nhà moong giữ nguyên nét kiến trúc độc đáo với nhiều cột phụ xung quanh (không có cột cái), nhà được làm từ nhiều loại vật liệu như mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón, lá mây...; có 1 hoặc 2 cửa nhỏ, vách bằng tấm phên lồ ô. Vì thế, ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Tại đây, du khách có thể tham quan kết hợp hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như: dệt thổ cẩm, xem múa trống chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ Tu... Đặc biệt, vào mỗi cuối tuần ở đây đều diễn ra buổi chợ phiên bán rau dớn, rau lủi, bánh sừng trâu, các món cá nướng, cơm lam, măng tre, ốc đá, dưa vàng… do đồng bào Cơ Tu ở Phú Túc xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) và các thôn Dốc Kiền, Tống Coói của xã Ba (huyện Đông Giang)
Đến đây du khách có thể nghỉ ngơi tại homestay ALăng Như của Đinh Văn Như đã được xây dựng và hoàn thành giai đoạn 1. Homestay được thiết kế với ngôi nhà sàn 2 tầng đơn giản, có khả năng đón 30 khách/ngày, nằm giữa khuôn viên rộng của một vườn tre, trúc; sau lưng là khe suối lớn với núi đồi, hòa lẫn vào giữa thiên nhiên của núi rừng.
Hay homestay của chị Huyền Trâm, chị đã mạnh dạn cải tạo khu vườn thành homestay với mô hình nhà sàn gỗ 2 tầng khang trang, sạch đẹp bên dòng sông Cu Đê thơ mộng của thôn Nam Yên (Hòa Bắc). Mặc dù chưa chính thức khai trương nhưng homestay đã được nhiều người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm; bước đầu đã góp phần vào sự thành công của đề án phát triển du lịch cộng đồng sinh thái của huyện.
Làng Toom Sara vừa là mô hình du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại Toom Sara vừa kết hợp tham quan, cùng với đó là hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống.
Hiện tại, Làng du lịch cộng đồng “Toom Sara Fest” có khoảng 30 người Cơ Tu sinh sống, làm du lịch, trở thành cộng đồng người Cơ Tu làm du lịch đầu tiên tại đây. Những nghệ nhân Cơ Tu biết nghề trong làng đã tổ chức các lớp truyền, dạy nghề điêu khắc gỗ, dệt thổ cẩm cho các thành viên trong làng để giúp những người khác tự làm ra các sản phẩm tượng gỗ, váy áo, khăn, ví, túi xách dệt thổ cẩm để bán cho du khách.
Làng đã tái hiện lại được các phong tục truyền thống của đồng bào Cơ Tu như: Tục “Đi Sim”, các nghi lễ cưới, hát lý, thành lập các đội biểu diễn múa Tung tung da dá, múa cồng chiêng… để phục vụ du khách khi đến làng tham quan du lịch. Hàng tháng mỗi người Cơ Tu trong làng được nhận được từ 4,5-6 triệu/người/tháng để yên tâm làm việc.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bạn nhưng kinh nghiệm tham quan và trải nghiệm tại làng Toom Sara. Hãy lên lịch với gia đình, bạn bè tới trải nghiệm ngay, cùng góp phần quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng Toom Sara đến với người dân, du khách trong nước và quốc tế nhé!