• Blog
  • Du lịch
  • Khám phá không gian trưng bày độc đáo của Bảo tàng Đà Nẵng
Du lịch

Khám phá không gian trưng bày độc đáo của Bảo tàng Đà Nẵng

Bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến vô cùng hấp dẫn du khách. Bạn không những được tìm hiểu về giá trị văn hóa - lịch sử mà còn có cơ hội check in với muôn vàn góc sống ảo đẹp ngất ngây. Với những ai yêu thích khám phá và tìm hiểu về thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp thì bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến nhất định không thể bỏ lỡ trong chuyến hành trình của mình. Hãy cùng 59T khám phá bảo tàng Đà Nẵng nổi tiếng hút khách du lịch ngay trong bài viết sau đây nhé!

Lịch sử Bảo tàng Đà Nẵng

Bảo tàng Đà Nẵng trước kia là Bảo tàng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập từ năm 1989 trên cơ sở Phòng Bảo tồn Bảo tàng. Đây là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ nằm trên đường Thống Nhất (hiện nay là đường Lê Duẩn). Đến năm 1998, sau khi Quảng Nam – Đà Nẵng được tách ra làm hai tỉnh, để thuận tiện trong công tác quản lý, cũng như hoàn thiện chức năng về thế mạnh chuyên ngành của các bảo tàng, bảo tàng được thành lập lại trên địa phận thành phố Đà Nẵng.

Năm 2011, Bảo tàng Đà Nẵng đã được di dời đến trụ sở mới tọa lạc trên đường Trần Phú, bắt đầu mở cửa phục vụ khách tham quan sau gần hai năm thi công, chuẩn bị. Bảo tàng Đà Nẵng là một công trình văn hóa tiêu biểu, quan trọng của thành phố Đà Nẵng và là một trong những bảo tàng khang trang, hiện đại bậc nhất của miền Trung Việt Nam.

Vị trí, giờ mở cửa và giá vé tham quan bảo tàng Đà Nẵng

Tọa lạc tại số 24 đường Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, bảo tàng Đà Nẵng hiện là nơi lưu giữ hơn 2.500 tư liệu, hiện vật, hình ảnh,… được chia ra làm các chủ đề về điều kiện tự nhiên của thành phố, Đà Nẵng thời Tiền – Sơ sử, bộ sưu tập cổ vật, đời sống ngư dân và cảng biển Đà Nẵng, đô thị Đà Nẵng trước 1975, các làng nghề truyền thống, Đà Nẵng kháng chiến,… Trong số hiện vật, tư liệu được giới thiệu tại Bảo tàng Đà Nẵng, có nhiều hiện vật, tư liệu quý lần đầu tiên được trưng bày thu hút được sự quan tâm lớn của du khách.

Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay tọa lạc trong khuôn viên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, được khởi công xây dựng từ năm 2005 và đưa vào hoạt động đón khách tham quan từ năm 2011.

Bảo tàng Đà Nẵng mở cửa đón khách các ngày trong tuần

Thời gian mở cửa:

+ Sáng: 07h30-11h30

+ Chiều: 13h30-17h00

Giá vé: 20.000 VNĐ/ người. Miễn phí cho trẻ em, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, công dân thường trú tại tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Những bạn kết hợp du lịch Đà Nẵng - Hội An thì có thể chọn thuê xe có tài xế hoặc thuê xe ghép tại 59T đi Đà Nẵng với giá rẻ, chất lượng ngay cả trong mùa du lịch cao điểm.

>>Tham khảo thêm: Xe Hội An đi Đà Nẵng giá rẻ, an toàn, chất lượng 59T

Không gian trưng bày bên trong tại Bảo tàng

Điểm ấn tượng của bảo tàng Đà Nẵng là khu vực trưng bày mở đầu thiết kế hình vòm cung và trung tâm có hình ảnh năm cánh buồm. Đây là biểu tượng thành phố Đà Nẵng đang vươn mình ra ôm lấy biển khơi, là khát khao và ý chí của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo tàng nơi này có diện tích hơn 3.000m2, gồm 3 tầng, giới thiệu hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa của thành phố nơi đây và vùng phụ cận. Trong đó, có hơn 1.900 hiện vật gốc được sưu tầm từ sau ngày giải phóng đến nay, đặc biệt nhiều tư liệu hiện vật quý, lần đầu tiên ra mắt công chúng.

Bộ sưu tập gốm Chu Đậu được trưng bày tại bảo tàng chủ yếu có niên đại từ thế kỷ 15,16, thời kỳ gốm Chu Đậu phát triển đỉnh cao về chất lượng và thẩm mỹ. Phần lớn là đồ gốm men trắng chàm được trục vớt từ tàu cổ phát hiện ở Cù Lao Chàm (Hội An) năm 1997.

Không gian trưng bày của Bảo tàng gồm 3 tầng:

Tầng I: khu trưng bày các hiện vật lịch sử của Đà Nẵng từ thời tiền sử cho đến thời kỳ hiện đại.

Tầng II: Trưng bày về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Đà Nẵng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chuyên đề chứng tích chiến tranh của lính Mỹ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận.

Tầng III: Về đặc trưng văn hóa dân tộc ở Đà Nẵng – Quảng Nam

Ngoài một số hình ảnh, hiện vật kể trên, Bảo tàng vùng này còn lưu giữ những bức ảnh quý giá về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh những chí sĩ yêu nước, những hiện vật về các chứng tích lịch sử như: cánh cửa của nhà tù Con Gà, chiếc radio của ông Phạm Văn Ba (quận Hải Châu). Trong thời gian bị địch giam cầm ở nhà tù Côn Đảo, ông đã đem theo được chiếc radio này để theo dõi tin tức chiến sự và thông báo với các đồng chí, đồng đội ở trong tù…

Khám phá những hiện vật trưng bày theo chuyên đề ở bảo tàng Đà Nẵng

Chuyên đề I: Chứng tích chiến tranh của quân đội Mỹ ở chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng và miền Nam Việt Nam

Không gian này trưng bày những tư liệu, hiện vật lịch sử quý giá về chứng tích chiến tranh, ghi dấu tội ác của quân đội Mỹ gây ra ở Đà Nẵng và miền Nam Việt Nam. Chuyên đề này không chỉ có ý nghĩa là một bài học lịch sử mà còn hiện hữu trong cuộc sống đương đại qua những hậu quả mà chiến tranh để lại.

Trong phần trưng bày này, Bảo tàng giới thiệu hình ảnh lính Mỹ hành quân, bắn phá, càn quét, cày ủi nhà cửa, bắn giết thường dân vô tội, ném bom hủy diệt làng mạc, thôn xóm, phun rải chất độc hóa học phá hoại môi trường thiên nhiên, con người. Bên cạnh đó, Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu bộ sưu tập vũ khí: các loại súng hiện đại của quân đội Mỹ, các loại bom nổ, đầu đạn… Trong đó,  bom CBU/55-B, bom Napalm là  loại bom nằm trong trong danh mục cấm sử dụng theo Công ước quốc tế.

Ngoài ra còn có các bộ sưu tập: Tranh cổ động, băng rôn, cờ, khẩu hiệu, bút tích, chữ ký của nhân dân các nước Ý, Pháp, Nhật… Giới thiệu một số tư liệu hiện vật khắc phục hậu quả dioxin tại Đà Nẵng, những hoạt động gây quỹ ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, hoạt động của Hội nạn nhân chất độc Da cam – Dioxin Đà Nẵng, các tài liệu liên quan đến hoạt động từ thiện.

Chuyên đề II:  Văn hóa cộng đồng các dân tộc ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam          

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số, sống chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng ven biển.

Trong những nét văn hóa đặc trưng của người Kinh trên mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu không gian tái tạo nhà Việt với nguyên mẫu nhà rường ba gian hai chái, được làm bởi phường thợ mộc nổi tiếng đó là phường thợ Kim Bồng (làng Kim Bồng, xã Cẩm Kim, Hội An); không gian tái tạo sân khấu biểu diễn nghệ thuật Tuồng.

Phần trưng bày tiếp theo giới thiệu những bộ sưu tập hình ảnh và hiện vật đặc sắc của đồng bào các dân tộc:

Sưu tập công cụ sản xuất, săn bắt: Giới thiệu những tư liệu, hiện vật về hoạt động sản xuất: cuốc cỏ, cuốc đất, dao phát bờ, ống đựng hạt giống, giỏ suốt lúa, gùi đựng lúa…; về hoạt động săn bắt: các loại lao, giáo, dao, nỏ, bẫy…

Sưu tập y phục, trang sức của đồng bào các dân tộc – Nghề dệt vải của người Cơtu: giới thiệu không gian tái tạo nghề dệt vải truyền thống và trang phục độc đáo được làm bằng vỏ cây rừng của người Cơtu, các loại trang phục của đồng bào các dân tộc; trang phục của nam, nữ, trẻ con; trang phục thường ngày; trang phục lễ hội…

Sưu tập hiện vật nghề đan của đồng bào các dân tộc: những sản phẩm bằng mây, tre, nứa… chủ yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Giới thiệu bộ sưu tập gùi, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của đồng bào: dần, sàng, nia, khay đựng thức ăn…

Sưu tập nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào các dân tộc: Không gian trưng bày này giới thiệu nhiều loại nhạc cụ truyền thống độc đáo:  Đàn Gòn và Rót được làm từ vỏ quả bầu của người Xơ Đăng, Đàn Abel được làm bằng một ống tre, vỏ trút của người Cơtu, cồng chiêng, các loại sáo …

Sưu tập hiện vật tiêu biểu về tập tục, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc: Giới thiệu không gian tái tạo góc bếp của người Cơtu, bộ sưu tập tượng nhà mồ, tượng cổng làng Xơ đăng, cột đâm trâu, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ dùng trang trí trong nhà Gươl của người Cơ tu…

Phần tiếp theo, Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu cây Đàn nước (Coang tác), là một loại nhạc cụ độc đáo, không thể thiếu trong đời sống tinh thần và luôn gắn bó mật thiết trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Xơ đăng.

Với không gian trưng bày sáng tạo, hấp dẫn, Bảo tàng Đà Nẵng đang là điểm đến thu hút du khách yêu thích khám phá lịch sử đến chiêm nghiệm và cảm nhận những nét văn hóa đặc sắc của thành phố biển hiện đại nhất của miền Trung này.

 

 

MỤC LỤC
Cùng chủ đề
Làng Bích Họa Tam Thanh ở đâu, đường đi thế nào, có gì thú vị?
Du lịch
Làng Bích Họa Tam Thanh ở đâu, đường đi thế nào, có gì thú vị?

Làng bích họa Tam Thanh là địa điểm du lịch cực hot, nổi bật với nhiều bức bích họa đẹp rụng tim, được ví von như một bảo tàng tranh sống động

Khám phá tất tần tật công viên Châu Á khu vui chơi lớn nhất Đà Nẵng
Du lịch
Khám phá tất tần tật công viên Châu Á khu vui chơi lớn nhất Đà Nẵng

Công viên Châu Á (Asia Park) là khu vui chơi vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn ở Đà Nẵng dành cho khách du lịch lẫn người dân địa phương. Công viên châu Á Đà Nẵng nằm ở đâu, đường đi, giá vé như thế nào, có gì thú vị,…

Làng Toom Sara - điểm du lịch sinh thái mới nổi của Đà Nẵng
Du lịch
Làng Toom Sara - điểm du lịch sinh thái mới nổi của Đà Nẵng

Làng Toom Sara là điểm nhấn du lịch sinh thái nổi tiếng, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều lễ hội đặc sắc, đa dạng các làng nghề cũng như công trình kiến trúc cổ, nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của người Cơ Tu

Bạn cần một chuyến đi an toàn và tiết kiệm ?

GỌI NGAY: 0706181982